Moutain, Hill, Climbing

Về đây, ta đã về đây.

“Về đây, lòng vững chãi.
Ngồi xuống, tâm vững chãi.
Hít vào, mọi sự vững chãi.
Thở ra, mọi sự vững chãi”

Chuyến đi Nepal, đến Lumbini (Lâm Tỳ Ny) giữa mùa khô và nóng của tháng 5/2022.
Chiếc máy bay nhỏ xíu chở chưa tới 40 người lăn bánh và hạ cánh khá cực nhọc xuống sân bay quốc tế Gautam Buddha. Nói là sân bay quốc tế nhưng chắc lớn bằng sân Côn Đảo là cùng!
Toàn bộ đều làm bằng tay, như đi xe đò ở bến xe Miền Tây:).

Buddha Air y như ATR của Việt Nam

Thuê chiếc Tuktuk di chuyển quanh các khu vực. Ghé thăm chùa của Việt Nam, mùa này vắng ơi là vắng vì vừa hết dịch, không ai đi.
Chùa Việt Nam có một khoảng sân rất rộng. Ở một khoảng vườn xanh mát, có bầy hồng hạc nhởn nhơ đi dạo. Sư thầy nói là gia đình nó đã trú ngụ ở đây rất lâu, sinh con đẻ cái ở đây luôn.
Dạo trong vườn, cây và rau của Việt Nam ươm đầy khắp nơi.


Sau khi viếng chùa, ngồi ngắm đàn hồng hạc cứ chậm rãi bước qua đường, nhặt nhạnh thức ăn, nhìn nhau trìu mến.
Sư thầy mang ra một trái đu đủ vừa chín. Thầy mỉm cười trìu mến và bảo trụ trì hôm nay đi Châu Âu giảng pháp.
Có một em trai được sư thầy giới thiệu là từ Việt Nam sang làm công quả ở chùa mấy tháng nay, phụ giúp thầy chăm nom chùa.
Nắng sớm ươm đầy sân chùa, trên mái ngói và cả trong lòng người.

“Con trai, khi ta sinh ra con, ở Khu vườn Lumbini…”
Cùng với Bồ đề đạo tràng (Bodhgaya, nơi đức Phật thiền định 49 ngày), vườn Lộc Uyển (Sarnath, nơi đức Phật lần đầu giảng pháp) và Câu Thi Na (Kushinagar, nơi đức Phật nhập Niết bàn) thì Lâm Tỳ Ny là một trong bốn điểm linh thiêng, được gọi là Tứ thánh địa của Phật giáo.


Đền Mayadevi, ngôi đền trắng, được phục dựng trên nền cũ của một tu viện cổ, nằm giữa những trụ đá gãy đổ, tương truyền của đức vua dựng lên vào năm 249 trước Công nguyên, để ghi dấu nơi đản sinh của đức Phật.
Đi bộ từ cổng vào đền khi hoàng hôn đỏ rực bao trùm cả ngôi đền. Dòng người bước đều, lặng lẽ rầm rì trong miệng, tôn kính, nhẹ nhàng đi một vòng, quỳ rạp ở một góc, nơi có 1 tảng đá, tương truyền nơi Đức Phật đản sinh.
Đi ra phía ngoài đền, rất nhiều phế tích còn sót lại, giờ chỉ còn là những bục đá nâu trên bãi cỏ xanh của khu vườn thiêng.


Sách có ghi Hoàng hậu Maya nghỉ chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, tắm trong một hồ nước trong xanh và mát (hồ Puskarini).
Sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân, tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử.”


Cạnh hồ tắm là cây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu. Rất nhiều sư ngồi quây quanh cây bồ đề (vô ưu). Thắp một nén hương, đi ba vòng cây bồ đề, thành tâm hướng Phật cầu mọi sự tốt lành đến với hết thảy mọi nhà.


Phía sau vườn có rất nhiều cây bồ đề cổ thụ. Ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây giăng đầy cờ Lungta.


Cờ bay lượn trong gió chiều. Hoàng hôn đẹp, phủ đầy trên mọi thứ. Bình yên tràn ngập khắp chốn. Xa xa tiếng chuông vọng lại, quyện vào tiếng cầu kinh của các sư thầy bên ngoài bức tường màu trắng tạo thành bức tranh bình yên tuyệt mỹ.


Ngắm hoàng hôn, trải lòng theo từng cơn gió, từng tiếng chuông chiều, từng hơi thở bình an.
Ta đã về đây, bình an một cõi
Ta đã về đây, an yên một cõi
Ta đã về đây, thênh thang một cõi
Ta đã về đây, an trú một đời.
Mỉm cười, tâm bình an,
Mỉm cười tâm tĩnh lặng.
Mong hết thảy đều vậy.
Namaste,

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s