Moutain, Hill, Climbing

Bali, giấc mơ còn dang dở

Lập group kín đi Bali tụi bây.

Được mụ mập Thuý invite vào cái hội Tưng Tưng Phượt với 90% là đờn bà, con gái.

Đọc lịch trình, thấy cũng khá thú vị & thử thách!

Chơi!

Lịch đi đúng vào 30/04-01/05 nên khá thoải mái.

Trước ngày đi, tội con Ngọc, bị ăn chửi vì hỏi có mang được vali đi theo hơm.

Mẹ Phúc bả nhắn tin riêng cho mình “ê, mày lo liệu, tao không biết đâu nha, group này không tiếp bánh bèo, bánh lọc nha!”

Chúng tôi, 8 con người, từ già đến trẻ, vác balo lên đường.

Tour package là 6 ngày 5 đêm lang thang từ Jogja (Yogyakarta)- Bromo-Ijen-Bali.

Anh Galih hướng dẫn viên bản địa cực kì hiếu khách và tận tâm chăm sóc đoàn. chắc toàn phụ nữ😛

Ngày đầu tiên khá nhẹ nhàng, chỉ là di chuyển từ sân bay về khách sạn để nghỉ ngơi.

Ngày thứ hai, chúng tôi thức dậy lúc 3:00AM để đi Borobudur, được mệnh danh là thánh địa phật giáo, giao thoa giữa phật giáo khu vực Java & tập tục thờ cúng cúng của cư dân địa phương.

Cấu trúc ngôi phù đồ gồm 12 nền lộ thiên to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, chồng lên nhau tạo thành một khối cao 42m (Wikipedia)

Mình ấn tượng với cái kiến trúc giống cái cây cà rem úp ngược:).

Nhìn vui vui. Đi lòng vòng, bắt gặp 1 anh đội cái nón cối hay lá cọ ép, tay lau lau chùi chùi mấy bức chạm khắc trên đá, thấy thương gì đâu.

Dạo Borobudur xong, cả bọn đi tiếp tầm 20km để đến Prambanan, ngôi Đền thờ được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là đền thờ Hindu lớn nhất ở Indonesia và lớn thứ hai tại Đông Nam Á (Wiki).

Theo lời kể của hướng dẫn, mục đích xây đền này chính là đối trọng của đền Borobudur, là thông điệp vương quốc quay về với đạo Hindu.

Đi qua từng bãi đất trống, chỉ còn lại vài vết tích, vài cái trụ, nơi hàng trăm ngàn tu sĩ Bà La Môn sinh sống & thực tập đạo pháp thời đỉnh cao của vương triều gì đó.

Đêm xuống, chúng tôi bắt chuyến xe lửa đi Malang & chuẩn bị leo núi lửa Bromo.

Bromo thênh thang. Đen đúa vì toàn là đá đen từ núi lửa phun trào.

Chiếc Jeep chở chúng tôi băng qua con đường đầy bụi mù. Thuý & tôi chơi bạt mạng lên nóc xe ngồi. Địu moá, cảm giác rất Yomost!

Gió rít từng cơn, đường ổ gà làm chiếc xe đảo điên liên tục.

Tầm 30p, chúng đến homestay bên kia núi Bromo để nghỉ ngơi, trước khi lên tham quan.

Ăn trưa, làm li bia. Chúng tôi lên Jeep đi ra chân núi Bromo.

Sau đó, mỗi đứa được cởi 1 em ngựa, tà tà lên đỉnh núi.

Lần đầu cởi ngựa theo kiểu này, Một hàng dài ngoằn ngoặt, toàn ngựa và ngựa.

Cuối cùng, chắc cũng 25p, cũng tới điểm xuống ngựa, đi bộ. Từ đây nhìn xuống, xa xa là chổ ở. Gần hơn nữa là 1 quần thể kiến trúc thờ cúng theo kiểu mái vòm của Hindu giáo.

Nghe nói khu này, ngày xửa ngày xưa sầm uất lắm cho đến khi con ĩ Bromo này nổi giận, phun nước miếng lắp hết sự sống xung quanh.

Đi qua 1 cái bờ tường chắc cho 3 người dàn hàng ngang mà đi. Sợ teo trym, cộng thêm cái mùi sunphorite nó tanh. Muốn ói.

Đi qua một cái miệng núi lửa, nhìn xuống. muốn té đái!

Nó vẫn còn phụt!

Khói & dung nham vẫn còn chảy!

Đầu óc quay quay, mụ mị thầm nghĩ nó mà phun, thì khỏi ăn sinh nhật làn thứ 30 nha coan!

Bất giác, đạp cục đá, xém trượt, viên đá rơi tỏm xuống hố. Méo nghe tiếng!

Sợ phát khóc!

Leo xuống mấy mẹ ới!

Buổi sáng hôm sau, cả bọn đi ngắm mặt trời mọc ờ khu Bromo Penanjakan, cao 2,700m trên mực nước biển.

Moá, mặt trời từ từ tràn qua khe núi, xong cái núi lửa méo vui, ngáp cái nguyên cục khói bao luôn cả mặt trời.

Xong, đoàng đoàng! Anh mày không thích phun khói, anh mày phun dung nham được không. Ngắm 1 tiếng, mà mấy ngọn phọt ra chắc hơn chục lần.

Ijen đón chúng tôi bằng một cơn mưa nhẹ.

Đường trơn, gió khá lạnh, mưa làm cản bước cả đoàn. Tôi và Thuý đi nhanh nhứt đoàn. Lên đỉnh của Ijen chắc tầm 30ph. mấy người kia chăcz hơn tiếng.

Lâu lâu, bắt gặp một vài anh gánh mấy cục đá vàng vàng, chả biết để làm gì.

Nghe nói là xuống núi bán.

Cảm giác lơ lửng trên mây, rồi dưới mây, rồi lại đè mấy đám mấy khiến 2 đứa vô cùng phấn khích.

Đi 1 đoạn tới khu view point, hai đứa bị mắc kẹt trong 1 luồng khi Sunphorite. Moá. không thở được. Không nhúc nhích gì được. Không dám chạy vì hai bên đều là vực. Đang hoang mang, coá 1 tiếng nói “nằm xuống, nín thở, bò từ từ ra!”

Đột nhiên, 30s sau, đám khỏi tự tan. Nếu không tụi này tiêu.

Sau này, khi xuống núi, nghe thằng guide nói, khi tụi bay gặp mấy đám khói vậy, đùng có đi vào. Lách qa một bên hoặc nằm xuống bò qua để định vị đường đi. Thông thường, sau 1 phút, nó tự tan.

Có một đêm ngủ trên rìa núi lửa siêu cool luôn. Bạn cứ tưởng tượng khu homestay nằm vắt vẻo trên 1 triền núi. Núi này là núi lửa còn hoạt động (active volcano). Nửa đêm, nó mà phun. Ahihi.

Xung quanh homestay trồng toàn cà phê và rau.

Xanh ươm 1 một màu xanh.

Tối, sau khi ăn tối sang chảnh, chúng tôi ôm cái hồ bơi khoáng nóng.

Ta nói ngâm xong trym mướt!

Người thư thái hẳn ra.

Ngày cuối của tour là đến Bali, bãi biển Kuta.

Trên đường về Bali, là một khoảng trời xanh được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn.

Ngêu ngao hát ca! Không có một chiếc xe chạy nguợc chiều trên đường trong suốt hành trình luôn.

Kuta, bãi biển đẹp, sạch sẽ, quán xá xếp lớp.

Chọn một quán gần biển. Làm chai bia mừng 1/5.

Ngày hôm sau, chúng tôi được đi Kayak xem cá heo.

Từng bầy bơi theo chúng tôi lâu lâu còn táo bạo cạ vào mạn thuyền, xong lấy sức bình sinh phóng lên quẫy đuôi nữa chứ! Yêu lạ yêu lùng hà!

Một Bali yên ả, một Ubud trầm lắng. Một Kuta náo nhiệt, một Borobudur bên kia đổ nát, một Prambanan chỉnh chu với ngọn đền cao vút.

08 con người mới đi chung lần đầu tiên, ăn chung, ngủ chung, cùng chung 1 tiếng nói trong hầu hết mọi việc.

Giờ trở thành những người bạn rất thân.

Hai anh tourguide, Thomas & Galih, vẫn là những người bạn rất thân khi chúng tôi trở lại Indo (sau này tôi và mà Phúc cũng làm 1 chuyến đi Bali với Galih).

Trong khi chia tay, tôi hỏi Galih “do you like Wine? Hắn trả lời Yes!

Wine chính nickname của một bà già mà ham vui trong đoàn chúng tôi.

Sau này, nhắc đến Wine, galih còn cười và nói “tao vẫn nhớ Wine, mày ạ!”

Indo, miền đất đen

Indo, miền đất linh thiêng

Indo, miền đất khi đi xa vẫn nhớ quay về.

Indo, sẽ còn quay lại tìm nhau.

Viết cho chuyến đi cùng nhau, Tưng Tưng Phượt, 2015.

Saigon, 2 June 2020

#tripstory

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s